Giai đoạn Bắc thuộc 179 TCN đến 938 Lịch_sử_quân_sự_Việt_Nam

Tổng quan

Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu đã dẫn đến một thảm hoạ lớn: nước ta bị phong kiến phương Bắc qua nhiều triều đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hoá thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta.

Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu chưa thành công cho đến Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, kháng chiến chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766-791), của Dương Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và chống đổng hoá của nhân dân ta.

Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan giặc Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới của lịch sử quân sự Việt Nam

Giai đoạn 179 TCN đến năm 44

Âu Lạc dưới ách thống trị của Nam Việt (179 -111 TCN)

Năm 179 TCN cuộc chiến đấu giữ nước của An Dương Vương thất bại. Từ đây cơ đồ Âu Lạc bị chìm đắm trong thảm hoạ bị người phương Bắc đô hộ, bắt đầu từ Nam Việt - Triệu Đà tiếp sau là các thế lực phong kiến Hán tộc trong nhiều triều đại khác nhau như Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường. Sau khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ Nam Việt và tổ chức việc cai trị trên vùng đất này. Lãnh thổ Âu Lạc bị chia thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Nghệ Tĩnh).

Âu Lạc tuy đã mất chủ quyền nhưng chế độ Lạc tướng vẫn y nhiên tồn tại và tổ chức vùng (bộ hay bộ lạc) của người Việt cổ vẫn chưa hề bị xoá bỏ, cơ sở xã hội Âu Lạc vẫn chưa hề bị xáo trộn.  Cũng có người coi đây là một mánh khoé cai trị của nhà Triệu, tức là “ràng buộc lỏng lẻo”, muốn tranh thủ sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương, muốn làm cho người Việt không dễ dàng nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược và đồng hoá của nhà Triệu. Đây cũng là tuỳ theo cách nhìn nhận và đánh giá.

Cái triều đình Âu Lạc ấy chừng nào còn tồn tại được, ngoài sự giúp rập của một thiểu số quan lại Nam Việt người Hán (Trung Quốc) là nhờ vào sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương người Việt. Các Lạc tướng, Âu quân ở Âu Lạc vẫn cai trị dân như trước dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ nhà Triệu.

Bên cạnh các viên quan sứ Triệu Đà còn đặt một chức võ quan và một số quân đồn trú đóng tại các quận lỵ nhằm vừa giúp việc cho sứ giả vừa để kiềm chế các Lạc tướng.  Các sứ giả của nhà Triệu đã tiến hành lập sổ hộ khẩu ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân để dễ bề thống trị, bóc lột.  Tổng dân số kê khai lúc đó là hơn 40 vạn người.  Tổ chức chính quyền nói trên của họ Triệu ở Âu Lạc là nhằm mục đích thực hiện chính sách dung dưỡng để thống trị, có lợi dụng tổ chức thị tộc bộ lạc cũ của Âu Lạc để áp bức bóc lột nhân dân các công xã Âu Lạc.

Trong tình hình đó, để bắt dân Âu Lạc thần phục, phương thức bóc lột chủ yếu của nhà Triệu là bắt nộp các cống phẩm cho Nam Việt thông qua hai sứ giả. Sử cũ không chép cụ thể chế độ bóc lột của nhà Triệu ở Âu Lạc, nhưng thông qua các sản phẩm cống nộp thì có thể hiểu phần nào. Năm 120 TCN, Nam Việt cống Hán Vũ Đế voi và chim biết nói. Sách Thuỷ kinh chú chép rằng, năm 111 TCN “... hai sứ giả của Việt Vương đem 100 con bò, 1.000 hũ rượu cùng sổ hộ khẩu của hai quận ấy (tức Giao Chỉ và Cửu Chân) đến nộp cho Lộ tướng quân”. Số bò và rượu ấy tất nhiên họ đã lấy của nhân dân Âu Lạc qua trung gian các Lạc tướng.

Theo Tiền Hán thư, số đồ cống của Triệu Đà gửi dâng Hán Vũ Đế gồm có: một đôi ngọc bích trắng 1.000 con chim thuý (chim bói cá lông đẹp), 10 sừng tê 500 viên ngọc bối tía, một lọ quế đố (cà cuống), 40 đôi chim thuý sống, hai đôi chim công... Các đồ cống đó có lẽ do nhà Triệu đã vơ vét được ở Âu Lạc. Ngoài ra, có lê dân Âu Lạc còn phải cung đốn lương thực cho bọn quan lại và binh lính nhà Triệu đóng trên lãnh thổ Âu Lạc và tham gia sửa đắp thành luỹ, xây dựng nhà cửa cho bọn quan lại đô hộ ở các trung tâm cai trị.

Xét trong tình hình như vậy, xã hội Âu Lạc không mấy đổi thay. Dưới các viên quan sứ, các Lạc tướng vẫn cai quản vùng (bộ lạc) và các công xã thị tộc dưới quyền mình. Tất nhiên quá trình phân hoá xã hội vẫn diễn hành. Lạc tướng và tầng lớp quý tộc Âu Lạc bên cạnh việt phục vụ cho chính quyền nhà Triệu vẫn tìm cách làm giàu cho chính họ bằng việc bóc lột nhân dân. Mâu thuẫn trong xã hội Âu Lạc bấy giờ chủ yếu là giữa toàn thể nhân dân Âu Lạc dưới quyền lãnh đạo của tầng lớp quý tộc người Việt với ách thống trị của nhà Triệu. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sử liệu ghi chép cụ thể về những biến động chính trị - quân sự ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong thời gian hơn sáu mươi năm dưới sự thống trị của Nam Việt

Nhà Hán chinh phục Nam Việt

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Sự thành lập chính quyền tự chủ Trưng Vương

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Đông Hán (42-44)

  • Cuộc tiến binh của phục ba tướng quân Mã Viện
  • Trận Tây Vu
  • Trận Lãng Bạc
  • Cuộc chiến ở căn cứ Cấm Khê
  • Cuộc chiến trên đất Cửu Chân

Giai đoạn từ năm 44 đến năm 602

Sự thống trị của Phương bắc và các cuộc đấu tranh xâm lược

Khởi nghĩa Bà Triệu (248)

Giao Châu sau khởi nghĩa Bà Triệu

Giao châu dưới thời thuộc Tấn (280 - 420)

Giao châu dưới sự cai trị của nhà Tống (420-479). Khởi nghĩa Lý Trường Nhân (468)

Giao châu dưới thời thuộc Tề

Giao châu dưới thời thuộc Lương

Khởi nghĩa Lý Bí (542-543)

Sự thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544-602)